Thiết kế – thẩm duyệt – nghiệm thu PCCC – Phần 5 – cấp nước chữa cháy

2.7.4. Về cấp nước chữa cháy

2.7.4.1. Cấp nước chữa cháy ngoài nhà:

a Quy định chung:

– Việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải được thực hiện theo quy định tại TCVN 3890 và tài liệu chuẩn thay thế khác.

Cần phải hiểu cấp nước chữa cháy ngoài nhà là giải pháp lấy nước chính từ hạ tầng đô thị, hạ tầng khu công nghiệp để cấp nước cho xe chữa cháy (mạng đường ống áp lực thấp) hoặc sử dụng để chữa cháy trực tiếp (mạng đường ống áp lực cao). Chỉ khi hạ tầng cấp nước không đáp ứng được yêu cầu mới phải trang bị riêng cho từng công trình.

Trường hợp nhà, công trình nằm trong phạm vi bán kính phục vụ đến mọi điểm của nhà xét theo phương ngang không lớn hơn 200 m tính theo đường di chuyển của vòi chữa cháy đi bên ngoài nhà từ trụ cấp nước chữa cháy hoặc bãi đỗ, bến lấy nước của ao, hồ, sông, bể nước công cộng, nếu:

+  Lưu lượng và trữ lượng nước chữa cháy bảo đảm theo quy định, thì cho phép không trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

+  Không bảo đảm lưu lượng và trữ lượng nước chữa cháy theo quy định thì phải trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (khi tính toán lưu lượng của hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, cho phép tính cộng lưu lượng của hạ tầng cấp nước chữa cháy ngoài nhà).

Cho phép kết hợp hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà với hệ thống cấp nước sinh hoạt hoặc cấp nước công nghiệp.

– Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà gồm có loại áp suất thấp (thường có) và áp suất cao:

+ Áp suất tự do tối thiểu trong đường ống nước chữa cháy áp suất thấp (nằm trên mặt đất) khi chữa cháy phải không nhỏ hơn 10 m.

+ Áp suất tự do tối thiểu trong mạng đường ống chữa cháy áp suất cao phải bảo đảm độ cao tia nước đặc không nhỏ hơn 10 m khi lưu lượng yêu cầu chữa cháy tối đa và lăng chữa cháy ở điểm cao nhất của tòa nhà.

b Lưu lượng, thời gian cấp nước:

– Số đám cháy tính toán đồng thời:

Số đám cháy tính toán đồng thời cho một cơ sở công nghiệp hoặc nông nghiệp phải được lấy theo diện tích của cơ sở đó, cụ thể như sau:

+ Nếu diện tích đến 150 ha lấy là 1 đám cháy;

+ Nếu diện tích trên 150 ha lấy là 2 đám cháy.

Số đám cháy tính toán đồng thời tại một khu vực kho dạng hở hoặc kín chứa vật liệu từ gỗ, lấy như sau: diện tích kho đến 50 ha lấy là 1 đám cháy; diện tích trên 50 ha lấy là 2 đám cháy.

CHÚ THÍCH:    Diện tích của cơ sở để tính toán cho hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà là diện tích khu đất của cơ sở (không bao gồm khu đất rừng, khu đất công viên cây xanh, khu đất trồng cây nông nghiệp hay các khu đất tương tự mà trên đó không có công trình xây dựng).

Khi kết hợp đường ống chữa cháy của khu dân cư và cơ sở công nghiệp nằm ngoài khu dân cư thì số đám cháy tính toán đồng thời tính như sau:

+ Khi diện tích của cơ sở công nghiệp đến 150 ha và dân số của khu dân cư đến 10 000 người, lấy là 1 đám cháy (lấy lưu lượng nước theo bên lớn hơn); tương tự với số dân từ 10 000 đến 25 000 người lấy là 2 đám cháy (1 đám cháy cho cơ sở công nghiệp và 1 đám cháy cho khu dân cư);

+ Khi diện tích của cơ sở công nghiệp trên 150 ha và số dân đến 25 000 người, lấy là 2 đám cháy (2 đám cháy tính cho khu vực cơ sở công nghiệp hoặc 2 đám cháy tính cho khu dân cư, lấy theo lưu lượng nước yêu cầu của bên lớn hơn);

+ Khi số dân trong khu dân cư lớn hơn 25 000 người, lấy là 2 đám cháy, trong đó lưu lượng nước của 1 đám cháy được xác định bằng tổng của lưu lượng yêu cầu lớn hơn (tính cho cơ sở công nghiệp hoặc khu dân cư) và 50 % lưu lượng yêu cầu nhỏ hơn (tính cho cơ sở công nghiệp hoặc khu dân cư).

– Lưu lượng nước chữa cháy phải được bảo đảm ngay cả khi lưu lượng cho các nhu cầu khác là lớn nhất, cụ thể phải tính đến:

+ Nước sinh hoạt;

+ Hộ kinh doanh cá thể;

+ Cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, nơi mà yêu cầu chất lượng nước uống hoặc mục đích kinh tế không phù hợp để làm đường ống riêng;

+ Trạm xử lý nước, mạng đường ống và kênh dẫn và tương tự;

Trong trường hợp điều kiện công nghệ cho phép, có thể sử dụng một phần nước sản xuất để chữa cháy, khi đó cần kết nối trụ nước trên mạng đường ống sản xuất với trụ nước trên mạng đường ống chữa cháy bảo đảm lưu lượng nước chữa cháy cần thiết.

– Yêu cầu về lưu lượng cấp nước quy định tại Bảng 7, Bảng 8, Bảng 9, Bảng 10.

QCVN 06:2022/BXD đã bổ sung, làm rõ quy định cho một số đối tượng như: cơ sở lưu trữ công-ten-nơ có hàng hóa (phụ thuộc vào số lượng công-ten-nơ); Nhà công nghiệp có chiều rộng trên 60 m…

Đối với nhà công nghiệp có chiều rộng lớn hơn 60 m thì phải thiết kế lỗ mở trên mái. Lỗ mở trên mái là các lỗ mở để thông gió đặt trên kết cấu mái của nhà (nóc gió) có diện tích không nhỏ hơn 2,5 % diện tích xây dựng của nhà đó.

 

lỗ mở của nóc gió

Lỗ mở của nóc gió

Diện tích lỗ mở của nóc gió S = 2 x l x h, trong đó:

l – chiều dài bố trí nóc gió (dọc theo mái nhà xưởng);

h – chiều cao lỗ mở

– Thời gian chữa cháy phải lấy là 3 giờ, ngoại trừ những quy định riêng nêu dưới đây:

+ Đối với nhà bậc chịu lửa I, II với kết cấu và lớp cách nhiệt làm từ vật liệu không cháy có các khu vực thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ D và E lấy là 2 giờ;

+ Đối với công trình nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non, nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F4.1, F4.3 ở khu vực nông thôn, có bậc chịu lửa I, II với kết cấu và lớp cách nhiệt làm từ vật liệu không cháy cao không quá 3 tầng, diện tích xây dựng đến 500 m2 lấy là 1 giờ;

+ Đối với công trình nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non, nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F4.1, F4.3 ở khu vực nông thôn, có bậc chịu lửa I, II với kết cấu và lớp cách nhiệt làm từ vật liệu không cháy cao không quá 3 tầng, diện tích xây dựng đến 500 m2 thì cho phép sử dụng hệ thống họng nước chữa cháy bên trong để thay thế cho hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;

+ Đối với kho dạng hở chứa vật liệu từ gỗ – không nhỏ hơn 5 giờ.

 

c Yêu cầu bố trí:

– Mạng đường ống dẫn nước chữa cháy phải là mạch vòng. Cho phép làm các đường ống cụt khi: cấp nước cho chữa cháy hoặc sinh hoạt – chữa cháy khi chiều dài đường ống không lớn hơn 200 m mà không phụ thuộc vào lưu lượng nước chữa cháy yêu cầu. Đường ống phải được phân chia thành các đoạn bằng các van khóa bảo đảm để khi sửa chữa sẽ không ngắt nhiều hơn 05 trụ cấp nước chữa cháy.

– Các trụ cấp nước chữa cháy phải được bố trí ở khoảng cách không lớn hơn 2,5 m đến mép đường, nhưng không gần hơn 1 m đến tường ngôi nhà; cho phép bố trí trụ nước (trụ ngầm) nằm ở đường giao thông.

è Quy định khoảng cách từ trụ cấp nước chữa cháy ngoài nhà đến tường công trình không gần hơn 1 m là khoảng cách đủ để thao tác khi chữa cháy; khoảng cách này khác với khoảng cách 5 m quy định tại QCVN 01:2021/BXD chỉ áp dụng khi quy hoạch đô thị;

Do QCVN 06:2022/BXD là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có tính bắt buộc cao hơn các tiêu chuẩn kỹ thuật, và ban hành sau các văn bản quy phạm pháp luật khác, do đó quy định nêu trên được phép áp dụng để thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy cho các nhà và công trình.

Các trụ cấp nước chữa cháy phải được bố trí trên mạng đường ống sao cho tối thiểu 02 trụ khi lưu lượng yêu cầu từ 15 L/s trở lên, tối thiểu 01 trụ khi lưu lượng yêu cầu thấp hơn 15 L/s phục vụ đến mọi điểm của nhà xét theo phương ngang và bán kính phục vụ của mỗi trụ nước không lớn 200 m tính theo đường di chuyển của vòi chữa cháy đi bên ngoài nhà.

CHÚ THÍCH: Trên mạng đường ống cho các điểm dân cư đến 500 người cho phép thay thế các trụ cấp nước chữa cháy loại 3 cửa bằng đoạn đường ống đứng DN 80 mm có lắp họng nước.

è Đây là quy định mới so với trước đây, được hiểu là mỗi trụ cấp nước chữa cháy ngoài nhà được tính cấp nước tối đa là 15 l/s.

Các công trình thuộc diện trang bị hệ thống họng nước chữa cháy cũng như hệ thống chữa cháy sprinkler tự động phải có đường ống kết nối từ trạm bơm cấp nước chữa cháy của công trình đến tối thiểu 01 trụ cấp nước chữa cháy loại 03 cửa hoặc loại 02 cửa DN65 đặt ở vị trí mặt bên ngoài tường công trình về phía có đường giao thông.

Quy định này nhằm hỗ trợ công tác chữa cháy cho các công trình liền kề khi có cháy. Các trụ cấp nước được sử dụng để cấp nước cho xe chữa cháy (khi thiết kế trụ 03 cửa áp lực thấp) hoặc sử dụng để chữa cháy trực tiếp (khi thiết kế trụ áp lực cao).

Mặt bằng bố trí trụ cấp nước chữa cháy ngoài nhà của cơ sở

trụ nước công cộng
trụ nước chữa cháy ngoài nhà

d Bồn bể trữ nước:

– Thể tích nước chữa cháy trong bồn, bể phải được tính toán để bảo đảm:

+ Thực hiện việc cấp nước chữa cháy từ trụ nước ngoài nhà và các hệ thống chữa cháy khác;

+ Cung cấp cho các thiết bị chữa cháy chuyên dụng (sprinkler, drencher và tương tự) không có bể riêng;

+ Lượng nước tối đa cho sinh hoạt và sản xuất trong suốt quá trình chữa cháy.

– Các hồ ao để cho xe chữa cháy hút nước phải có lối tiếp cận và có bãi đỗ xe kích thước không nhỏ hơn 12 m × 12 m với bề mặt bảo đảm tải trọng dành cho xe chữa cháy.

– Khi xác định thể tích nước chữa cháy trong các bồn, bể thì cho phép tính cả việc nạp thêm vào bồn, bể trong thời gian chữa cháy.

– Tổng số bồn, bể cho chữa cháy trong một mạng ống phải không nhỏ hơn 2 (không áp dụng đối với bồn, bể dành cho cấp nước ngoài nhà của công trình riêng lẻ).

– Bồn, bể, trụ nước chữa cháy ngoài nhà, hồ nước chữa cháy tự nhiên và nhân tạo phải đặt tại vị trí bảo đảm bán kính phục vụ:

+ Khi có xe bơm là 200 m;

+ Khi có máy bơm di động là 100 m đến 150 m trong phạm vi hoạt động kỹ thuật của máy bơm;

+ Để tăng bán kính phục vụ, cho phép lắp đặt các đường ống cụt có chiều dài không quá 200 m từ bồn, bể và hồ nhân tạo bảo đảm theo quy định tại 5.1.5.8;

+ Khoảng cách từ điểm lấy nước từ bồn, bể hoặc hồ nhân tạo đến nhà có bậc chịu lửa III, IV và V hoặc đến kho hở chứa vật liệu cháy được phải không nhỏ hơn 30 m, đến nhà bậc chịu lửa I và II phải không nhỏ hơn 10 m.

 

2.7.4.2. Hệ thống họng nước chữa cháy bên trong

  1. Quy định chung:

– Căn cứ vào lưu lượng cấp nước, các họng nước chữa cháy được phân loại thành:

+ Lưu lượng thấp (từ 0,2 L/s đến 1,5 L/s). Thiết bị cho họng nước chữa cháy lưu lượng thấp có đường kính là DN 5, DN 10, DN 15, DN 20, DN 25, DN 40;

+ Lưu lượng trung bình (lớn hơn 1,5 L/s).

Căn cứ vào công năng của đối tượng bảo vệ có thể lựa chọn các phương án trang bị hệ thống họng nước chữa cháy sau:

è Phương án 1: sử dụng các họng nước chữa cháy lưu lượng trung bình. Phương án này được phép áp dụng với mọi loại hình công trình;

è Phương án 2: sử dụng các họng nước chữa cháy lưu lượng nhỏ kết hợp với trang bị đường ống họng khô. Phương án này được phép áp dụng với nhà ở, công trình công cộng;

è Phương án 3: sử dụng các họng nước chữa cháy lưu lượng nhỏ. Phương án này được phép áp dụng với các công trình được trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho toàn bộ công trình;

è Phương án 4: sử dụng các họng nước chữa cháy lưu lượng nhỏ kết hợp với các họng nước chữa cháy lưu lượng trung bình. Phương án này được phép áp dụng với nhà ở, công trình công cộng.

CHÚ THÍCH:          Trong một công trình cho phép kết hợp nhiều phương án trang bị họng nước chữa cháy khác nhau.

Trường hợp sử dụng các họng nước lưu lượng thấp thì phải bảo đảm tổng lưu lượng cấp nước và chiều cao tia nước đặc xác định theo các bảng 11, 12 và 13.

è Bổ sung quy định cho phép sử dụng họng nước chữa cháy loại có lưu lượng nhỏ thay thế các họng nước, lăng phun thông thường đang sử dụng, tuy nhiên phải đảm bảo tổng lưu lượng cấp nước và chiều cao tia nước. Việc trang bị họng nước chữa cháy có lưu lượng nhỏ là không bắt buộc.

VÍ DỤ: cho phép sử dụng 2 cuộn vòi ru lô có lưu lượng mỗi vòi không nhỏ hơn 1,25 l/s để thay thế cho 01 cuộn vòi, lăng phun loại B có lưu lượng 2,5 l/s. Khi đó việc bố trí 02 cuộn vòi rulô phải cùng 1 vị trí để bảo đảm bán kính bảo vệ đến 1 điểm của tòa nhà là không thay đổi.

2. Lưu lượng cấp nước và số tia phun chữa cháy:

Nhà ở, nhà công cộng, nhà hành chính – phụ trợ của công trình công nghiệp phải lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà với lưu lượng nước tối thiểu để chữa cháy xác định theo Bảng 11, đối với nhà sản xuất và nhà kho thì xác định theo Bảng 12.

– Khi xác định lưu lượng nước chữa cháy cần thiết, phải căn cứ vào chiều cao tia nước đặc và đường kính đầu lăng phun chữa cháy xác định theo Bảng 13. Khi đó tính toán hoạt động đồng thời của họng nước và các hệ thống chữa cháy khác.

 

3. Yêu cầu về bố trí, thiết kế:

– Số tia phun chữa cháy cho mỗi điểm cháy lấy là 2 tia đối với các công trình có yêu cầu số tia phun bằng hoặc lớn hơn 2.

– Các họng nước chữa cháy được lắp đặt sao cho miệng họng nằm ở độ cao 1,20 m ± 0,15 m so với mặt sàn. Đối với họng nước chữa cháy kép, cho phép lắp đặt 1 họng nằm trên 1 họng nằm dưới, khi đó họng nằm dưới phải lắp có chiều cao không nhỏ hơn 1,0 m tính từ mặt sàn. Họng nước chữa cháy bên trong nhà phải được lắp đặt tại các lối vào phía trong hành lang (ở nơi không có nguy cơ nước bị đóng băng) của các buồng thang (trừ các buồng thang không nhiễm khói), tại các sảnh, hành lang, lối đi và những chỗ dễ tiếp cận khác.

– Trong trường hợp lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy riêng biệt với các hệ thống chữa cháy tự động, thì thể tích của bể chứa nước dự trữ phải bảo đảm lượng nước dùng trong 1 giờ, cho một họng nước chữa cháy và các nhu cầu dùng nước khác.

Khi lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy trên các hệ thống chữa cháy tự động thì thời gian làm việc của họng nước lấy bằng thời gian làm việc của hệ thống chữa cháy tự động.

Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà, có đầu nối với kích cỡ phù hợp để kết nối với phương tiện chữa cháy di động. Đối với nhà cao từ 17 tầng trở lên, họng chờ cấp nước cho hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà phải chia thành các vùng theo chiều cao mỗi vùng không quá 50 m. Các họng này phải được lắp đặt van một chiều và niêm phong mở.

2.7.4.3 Trạm bơm cấp nước chữa cháy theo QCVN 06:2022/BXD:

– Máy bơm cấp nước chữa cháy dù thiết kế riêng biệt hay kết hợp với hệ thống nước sinh hoạt, sản xuất đều phải có máy bơm dự phòng, có công suất tương đương với máy bơm chính. Số lượng máy bơm dự phòng được quy định như sau:

+ Khi tính toán cần từ một đến ba máy bơm chữa cháy chính thì phải có ít nhất một máy bơm dự phòng;

+ Khi tính toán cần bốn máy bơm chữa cháy chính trở lên thì phải có ít nhất hai máy bơm dự phòng;

Các máy bơm chữa cháy phải được kết nối với hai nguồn điện riêng biệt từ nguồn điện lưới, nguồn điện từ máy phát điện hoặc sử dụng máy bơm động cơ đốt trong. Cho phép không trang bị máy bơm dự phòng hoặc nguồn điện dự phòng khi cấp nước cho nhà sản xuất, nhà kho có bậc chịu lửa I, II với hạng nguy hiểm cháy, nổ hạng D, E và lưu lượng cấp nước chữa cháy ngoài nhà yêu cầu nhỏ hơn 20 L/s.

– Máy bơm cấp nước chữa cháy có thể điều khiển tại chỗ bằng tay hoặc điều khiển tự động từ xa và phải bảo đảm cho máy bơm được kích hoạt vận hành trong thời gian không chậm quá 3 phút kể từ khi có tín hiệu báo cháy. Khi lưu lượng cấp nước cho chữa cháy ngoài nhà yêu cầu từ 25 L/s trở lên thì phải có cơ cấu điều khiển máy bơm chữa cháy tự động từ xa.

– Khi các nhà thiết kế hệ thống họng nước chữa cháy bên trong mà áp lực nước thường xuyên không đủ cung cấp cho các họng nước chữa cháy thì phải có bộ phận điều khiển máy bơm từ xa bố trí ngay ở họng nước chữa cháy.

è Quy định về trạm bơm cấp nước chữa cháy được đưa vào QCVN 06:2022/BXD vì định hướng sẽ bỏ TCVN 2622:1995, khi đó vẫn có quy định đối với trạm bơm cấp nước chữa cháy cho các công trình nằm ngoài phạm vi áp dụng của QCVN 02:2020/BCA.

2.7.5 Về chữa cháy và cứu nạn

– Điều 6.2.2.3 Quy định đối với nhà hoặc phần nhà phải có chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy bằng “toàn bộ chu vi” tại Bảng 15, Bảng 16 QCVN 06:2021/BXD được điều chỉnh thành “bao quanh mặt bằng nhà”, nghĩa là cho phép không phải đi theo đường biên của toàn bộ mặt bằng nhà nhưng bãi đỗ xe chữa cháy phải được bố trí để khoảng cách đo theo phương nằm ngang từ mép gần nhà hơn của bãi đỗ đến điểm giữa của lối vào từ trên cao không gần hơn 2 m và không xa quá 10 m quy định tại Điều 6.2.3 QCVN 06:2022/BXD. Quy định này để tháo gỡ cho các công trình có các đường ống, giá đỡ kỹ thuật đi qua đường giao thông hay các nhà có các khoảng lõm hẹp không đủ kích thước để xe chữa cháy tiếp cận.

– Điều 6.17.1 Bổ sung và làm rõ đối tượng phải có phòng trực điều khiển chống cháy và có nhân viên có chuyên môn thường xuyên trực tại phòng điều khiển: vũ trường, các quán karaoke mà phải bố trí từ 2 lối ra thoát nạn trở lên theo A.4 QCVN 06:2022/BXD. Làm rõ quy mô nhà kho phải có phòng trực điều khiển chống cháy và có nhân viên có chuyên môn thường xuyên trực tại phòng điều khiển: tổng diện tích sàn trên 18 000 m2.

2.7.6 Về nhà kho và nhà sản xuất

– QCVN 06:2022/BXD bổ sung phạm vi áp dụng đối với các loại công trình đặc biệt, trong đó lưu ý QCVN 06:2022/BXD chỉ áp dụng cho các nhà kho, sản xuất có chiều cao phòng cháy chữa cháy đến 50 m và không quá 01 tầng hầm.

– Điều A.1.3.1 Lối lên mái được quy định phụ thuộc vào diện tích mặt bằng mái theo mỗi 40.000 m2, trong đó lưu ý diện tích mặt bằng mái chưa đủ 40.000 m2 thì vẫn phải bố trí ít nhất 1 lối lên mái; Đối với nhà nhiều tầng thì lối lên mái phải qua thang bộ thoát nạn.

– Điều A1.3.10 Kho cất giữ hàng có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C trên giá đỡ có chiều cao để hàng trên 5,5 m phải được bố trí trong nhà 1 tầng có bậc chịu lửa I đến IV và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà S0 (không cho phép bố trí trong tầng 1 của nhà nhiều tầng); Khi bố trí trong nhà kho nhiều tầng thì chiều cao giá đỡ để hàng phải thấp hơn 5,5 m.

 

2.7.7 Về nhà thuộc nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp có chiều cao PCCC từ trên 50m đến 150m

– Điều A2.3 Làm rõ diện tích của từng nhóm nhà đối với nhà hỗn hợp có chiều cao trên 50m. Lưu ý:

+ Diện tích khoang cháy không được nhân đôi khi có chữa cháy tự động

+ Khối đế được hiểu là phần thấp tầng hoặc có số tầng trung bình (đến 8 tầng), xây lồng ghép trong nhà cao tầng, trong đó phần nhà, gian phòng xây lồng ghép là phần nhà, gian phòng được bố trí ở biên của mặt bằng phần cao tầng của nhà và có khối tích nhô ra ngoài cạnh biên bất kỳ của mặt bằng phần cao tầng một khoảng lớn hơn 1,5m

– Điều A2.10 Làm rõ máy biến áp có thể là loại khô hoặc chứa đầy dầu không cháy (dầu cách điện) và được bố trí ở tầng kỹ thuật bất kỳ; Bổ sung quy định cho phép máy phát điện được bố trí trong nhà. Lưu ý phải có khoang đệm ngăn cháy loại 1 giữa khu vực máy phát điện với các công năng khác; Khối tích bồn dầu theo máy phát điện không được quá 1m3

– Điều A2.23 Không quy định cứng phải bố trí mái đua 1m tại cao trình sàn ngăn cháy, theo vào đó điều A2.23 của QCVN 06:2022/BXD yêu cầu phải đảm bảo ngăn cháy lan theo mặt ngoài đảm bảo các quy định tại 4.32 và 4.33.

– Điều A2.24.2 Nội dung điều chỉnh để giảm GHCl của các cửa ngăn cháy, tấm chèn bịt trong các cấu kiện xây dựng

– Điều A2.28.1 Quy định về nguồn điện cho hệ thống bảo vệ chống cháy là 02 nguồn điện độc lập (giảm 01 nguồn so với QCVN 06:2021/BXD)

 

2.7.8 Về nhà thuộc nhóm F1.3 có chiều cao PCCC từ trên 75m đến 150m

– Điều A3.1.2 Điều chỉnh quy định, cho phép khoang cháy dưới cùng không lớn hơn 75m so với quy định mỗi khoang cháy không lớn hơn 50m

– Điều A3.1.3 Quy định về diện tích một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy được xác định theo điều A2.3 của phụ lục A2

– Điều A3.1.7 Đối với các nhà F1.3 có chiều cao PCCC trên 75m thì các hành lang phải được phân chia thành các khoang ngăn cách nhau bằng vách ngăn cháy loại 1 được quy định theo mục A2.14 như sau: Đối với khối căn hộ: không quá 30 m; Đối với khối nhà không phải là căn hộ: không quá 60 m.

– Điều A3.1.8 Bổ sung quy định chiều rộng thông thủy của bản thang và chiếu thang bộ loại N3 phải tối thiểu 1,2m

– Điều A3.1.14 Bỏ quy định cửa ngăn khoang cháy đảm bảo EI90

 

2.7.9 Về giải pháp chống tụ khói

2.7.9.1 Hệ thống hút khói

– Các khu vực sảnh, hành lang thoát nạn, gian phòng và các lỗ thông tầng phải trang bị hệ thống hút xả khói khi có cháy theo quy định tại Mục D.2 QCVN 06:2022/BXD. Trong đó, cần lưu ý từ mỗi gian phòng liên thông với buồng thang bộ không nhiễm khói, hoặc từ mỗi gian phòng không có thông gió tự nhiên khi có cháy sau:

+ Diện tích từ 50 m2 trở lên, thường xuyên hoặc nhất thời tập trung đông người (số lượng hơn 1 người trên 1 m2 sàn, không tính diện tích chiếm chỗ của các thiết bị, vật dụng);

+ Các gian thương mại, trưng bày sản phẩm hàng hóa;

+ Các phòng đọc và lưu trữ sách của thư viện, các gian triển lãm, bảo tàng có diện tích từ 50 m2 trở lên, có người làm việc thường xuyên, dùng để lưu trữ hoặc sử dụng các chất và vật liệu cháy;

+ Phòng thay đồ, gửi đồ diện tích từ 200 m2 trở lên;

+ Các gara giữ xe kín, ngầm hoặc nổi, được xây dựng riêng hoặc là một phần của các nhà có công năng khác và cả các đường dốc được ngăn cách của các gara này.

+ Cho phép hút xả khói qua hành lang liền kề từ các gian phòng có diện tích đến 200 m2 và hạng nguy hiểm cháy C1, C2, C3, hoặc lưu trữ hoặc sử dụng chất và vật liệu cháy.

+ Đối với các gian phòng thương mại và văn phòng diện tích không lớn hơn 800 m2, khi khoảng cách từ điểm xa nhất của gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất không lớn hơn 25 m thì cho phép hút xả khói qua các khu vực liền kề là hành lang, sảnh, sảnh và hành lang thông tầng.

+ Không cho phép ngăn chia phần hành lang cụt của nhà bằng các vách ngăn có cửa đi thành các đoạn có chiều dài nhỏ hơn 15 m.

– Phải trang bị hệ thống hút xả khói các gian phòng có người làm việc thường xuyên, phục vụ sản xuất hoặc kho, bao gồm cả nơi bảo quản lưu trữ sách, tài liệu, hiện vật, xưởng phục chế của bảo tàng (đối với gian phòng lưu trữ dạng kệ thì không phụ thuộc vào việc có người làm việc thường xuyên), nếu các gian phòng này thuộc hạng A, B, C1 đến C3 trong nhà bậc chịu lửa I đến IV, hoặc hạng C4, D, E trong nhà bậc chịu lửa IV.

Các khu vực không yêu cầu trang bị hệ thốn hút, xả khói quy định tại Mục D.3 QCVN 06:2022/BXD như: Các gian phòng có diện tích đến 200 m2, được trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt hoặc nước (trừ gian phòng hạng nguy hiểm cháy A, B, các gian phòng liên thông trực tiếp với các buồng thang bộ không nhiễm khói N2 và N3, và các gara ô tô kín với việc đỗ xe thủ công (lái xe phải tự đỗ xe); các gian phòng được trang bị chữa cháy tự động bằng khí, bột, aerosol (trừ các gara giữ xe kín với việc đỗ xe thủ công); các hành lang và sảnh mà tất cả các gian phòng có cửa đi vào hành lang hoặc sảnh này đã được thiết kế thoát khói trực tiếp; các gian phòng diện tích đến 50 m2 mỗi gian, nằm trong gian phòng chính đã được thiết kế thoát khói; các hành lang (trừ các hành lang đã được quy định trong a) và b) của D.2) không có thông gió tự nhiên khi có cháy, nếu không có người làm việc thường xuyên trong tất cả các gian phòng có cửa đi vào hành lang này, và các cửa đi này là cửa ngăn cháy kín khói; các gian phòng công năng công cộng xây dựng tại tầng 1 (tầng trệt) trong các nhóm F1.2 và F1.3, có kết cấu ngăn cách với khu vực ở và có lối ra thoát nạn trực tiếp ra bên ngoài khi khoảng cách từ điểm xa nhất của gian phòng đến lối ra này không lớn hơn 25 m và diện tích không lớn hơn 800 m2.

– Hệ thống hút khói phải độc lập cho từng khoang cháy theo từng khoang cháy theo chiều ngang và chiều đứng, độc lập giữa các tầng hầm, độc lập giữa hệ thống hút khói hành lang và gian phòng ngoại trừ các khu vực quy định tại Mục D.1.5, Mục D.5 QCVN 06:2022/BXD và Điều 2.3.3.1 QCVN 13:2018/BXD.

– Các thiết bị của hệ thống hút xả khói không phụ thuộc vào cơ chế hoạt động (tự nhiên hoặc cưỡng bức), phải được dẫn động (kích hoạt) tự động (từ tín hiệu báo cháy tự động hoặc từ thiết bị chữa cháy tự động) và dẫn động (kích hoạt) từ xa (từ phòng trực điều độ của nhà, hoặc phòng trực chống cháy hoặc từ các nút bấm được đặt trên lối thoát nạn hoặc trong các tủ báo cháy. Các nút bấm này phải được bố trí sao cho con người có thể dễ dàng kích hoạt). Khi bật hệ thống hút xả khói của nhà khi có cháy, phải tắt các hệ thống thông gió, điều hòa không khí chung và các hệ thống thông gió, điều hòa không khí phục vụ yêu cầu công nghệ (nếu có) của nhà (trừ các hệ thống phục vụ an toàn công nghệ), và đóng các van ngăn cháy thường mở theo quy định tại Mục D.1.3 và Mục D.1.4 QCVN 06:2022/BXD.

– Khi hút khói trực tiếp từ các gian phòng có diện tích lớn hơn 3.000 m2 thì phải ngăn chia gian phòng (bằng giải pháp bao che (sử dụng các bộ phận ngăn khói) hoặc giải pháp giả định) thành các vùng khói (bể khói) có diện tích không lớn hơn 3.000 m2 và phải tính đến khả năng xảy ra cháy ở một trong các vùng đó. Mỗi cửa thu khói chỉ được tính phục vụ cho một diện tích không quá 1.000 m2 theo quy định tại Mục D.7 QCVN 06:2022/BXD.

– Chiều cao lắp đặt cửa thu khói, giới hạn chịu lửa của đường ống thu khói quy định cụ thể tại Mục D.6 và Mục D.9 QCVN 06:2022/BXD (đối với các nhà thuộc phụ lục A.2 của QCVN 06:2022/BXD quy định tại Mục A.2.29.9 QCVN 06:2022/BXD). Lưu ý không yêu cầu giới hạn chịu lửa đối với các đường ống nằm trong kênh hoặc giếng kỹ thuật được bao che bởi các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa tương đương theo quy định.

– Giới hạn chịu lửa của các van ngăn cháy quy định tại Mục D.9 QCVN 06:2022/BXD (Van ngăn cháy loại thường mở là loại van ngăn cháy sẽ bị đóng lại khi có cháy). Các van ngăn khói các nhà thuộc phụ lục A.2 của QCVN 06:2022/BXD phải có thiết bị dẫn động điều khiển từ xa và tự động, có giới hạn chịu lửa không thấp hơn quy định tại Mục A.2.29.9 QCVN 06:2022/BXD.

– Khói và sản phẩm cháy phải được xả ra bên ngoài nhà và công trình theo các phương án theo quy định tại Mục D.9 QCVN 06:2022/BXD trong đó lưu ý có thể thải qua các ô thoáng, giếng xả khói nằm trên tường ngoài không có ô cửa hoặc cách các ô cửa không nhỏ hơn 5 m theo cả phương ngang và phương đứng và cách mặt đất hơn 2 m. Khoảng cách đến ô cửa có thể giảm xuống nếu bảo đảm vận tốc xả khói không nhỏ hơn 20 m/s. Cho phép xả khói từ các ống hút khói từ tầng hầm và tầng nửa hầm qua các khoang được thông gió. Trong trường hợp này, miệng xả khói phải được đặt cách nền của khoang thông gió ở tầng hầm thứ nhất ít nhất là 6 m (cách kết cấu của một nhà ít nhất là 3 m theo chiều đứng và 1 m theo chiều ngang) hoặc đối với thiết bị xả dạng ướt phải cách mặt sàn ít nhất là 3 m (không lắp các van khói trên những ống này).

– Khoảng cách từ miệng thải đến miệng lấy gió trên mái là 5 m; riêng đối với các nhà thuộc phụ lục A.2 của QCVN 06:2022/BXD là 10 m theo quy định tại Điểm f Điều 6.20 TCVN 5687:2010 và Mục A.2.29.4 QCVN 06:2022/BXD.

– Các quạt hút khói (bao gồm cả các bộ phận phụ trợ của quạt để kết nối với ống) phải là loại chống cháy. Các kết cấu bao che của các gian phòng để thiết bị thông gió chung nằm trong khoang cháy mà nó phục vụ phải có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 45, đối với các nhà thuộc phụ lục A.2 của QCVN 06:2022/BXD các quạt dùng để đẩy các sản phẩm cháy ra ngoài phải được đặt trong các gian phòng riêng biệt, được bao che bằng các vách ngăn cháy loại 1.

– Để thoát khói trực tiếp cho các gian phòng và hành lang của nhà một tầng có thể áp dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế cưỡng bức, hoặc theo cơ chế tự nhiên thông qua các giếng (ống) thu khói với van khói, thông qua các cửa nắp hút khói, hoặc thông qua các cửa trời mở và không đón gió vào. Trong các nhà nhiều tầng cần sử dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế cưỡng bức. Cho phép sử dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế tự nhiên đối với tầng trên cùng của nhà nhiều tầng, thông qua van khói, cửa nắp hút khói, hoặc các cửa trời mở, cửa chớp mở và không đón gió vào. Đối với nhà một tầng và tầng trên cùng của nhà nhiều tầng, cho phép sử dụng thông gió tự nhiên khi có cháy thay cho hệ thống hút xả khói khi bảo đảm các điều kiện tại Mục D.8 QCVN 06:2022/BXD.

– Để bù lại khối tích khói đã bị hút ra khỏi gian phòng, hành lang bởi hệ thống hút xả khói, phải thiết kế hệ thống cấp không khí vào theo cơ chế tự nhiên hoặc cưỡng bức.

– Để thông gió tự nhiên khi có cháy cho các hành lang phải bố trí các ô cửa sổ mở hoặc lỗ cửa trên tường ngoài với các yêu cầu sau:

+ Mép trên ô cửa không thấp hơn 2,5 m và mép dưới ô cửa không cao quá 1,5 m tính từ mặt sàn;

+ Tổng chiều rộng phần mở được của các ô cửa không nhỏ hơn 1,6 m cho mỗi đoạn 30 m chiều dài hành lang;

+ Ô cửa phải mở được bằng tay một cách dễ dàng khi người đứng trên sàn.

– Để thông gió tự nhiên khi cháy cho gian phòng phải có các ô cửa sổ mở hoặc lỗ cửa trên tường ngoài tương tự như CHÚ THÍCH 2, với chiều rộng tối thiểu 0,24 m cho mỗi m chiều dài tường ngoài. Nếu tường ngoài chỉ nằm ở 1 phía của gian phòng thì khoảng cách từ tường ngoài này đến tường ngăn bên trong không được lớn hơn 20 m. Nếu các ô cửa mở nằm ở hai kết cấu xây dựng ngoài đối diện nhau thì khoảng cách giữa hai kết cấu đó không lớn hơn 40 m, trong trường hợp này thì chiều dài tường ngoài không được nhỏ hơn 1/3 tổng chiều dài của các tường ngăn phòng bên trong.

– Các gara ô tô được thiết kế giải pháp thoát khói tự nhiên khi bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 2.3.3.5 và Điều 2.2.1.5 QCVN 13:2018/BXD.

– Các quạt hút khói phải được cấp điện ưu tiên từ tối thiểu hai nguồn độc lập (một nguồn điện lưới và một nguồn máy phát điện dự phòng). Điện cấp cho hệ thống chống tụ khói cho các nhà thuộc phụ lục A.2 của QCVN 06:2022/BXD phải duy trì hoạt động trong thời gian không ít hơn 3 h.

2.7.9.2 Hệ thống cấp không khí từ bên ngoài vào

Phải trang bị hệ thống bảo vệ chống khói, cung cấp không khí từ bên ngoài vào các khu vực như giếng thang máy, thang bộ thoát nạn, buồng đệm trước lối vào thang máy, thang bộ tầng hầm, buồng đệm thang máy chữa cháy, … theo quy định tại Mục D.10 QCVN 06:2022/BXD. Trường hợp không bố trí được các lỗ cửa chiếu sáng tự nhiên cho các thang bộ thoát nạn thì phải thiết kế bổ sung hệ thống tăng áp cho thang bộ thoát nạn theo quy định tại Điều 3.4.8 QCVN 06:2022/BXD. Lối ra từ thang máy vào ga ra ngầm phải có khoang đệm ngăn cháy được bảo vệ bởi hệ thống cấp không khí chống khói. Ngoài ra, trong các gara ô-tô dạng kín, các đường dốc chung cho tất cả các tầng phải được ngăn cách (cách ly) trên mỗi tầng với các phòng lưu giữ xe bằng các vách, cửa và các khoang đệm ngăn cháy có áp suất không khí dương khi có cháy theo Bảng 2 QCVN 13:2018/BXD. Để đảm bảo mối liên hệ chức năng của gara ô-tô và nhà có chức năng khác thì các lối ra từ các buồng thang bộ và giếng thang máy của gara ô-tô phải được bố trí đi vào sảnh có lối ra chính của tòa nhà trên, đồng thời trên các tầng của gara ô-tô phải lắp đặt các khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi có cháy. Khi cần có liên hệ giữa gara ô-tô với tất cả các tầng của nhà có chức năng khác thì phải bảo vệ chống khói cho các giếng thang máy và buồng thang bộ. Việc liên hệ các phòng lưu giữ ô-tô trên tầng có các gian phòng chức năng khác (trừ các phòng nêu trong 2.2.1.3 QCVN 13:2018/BXD) hoặc khoang cháy liền kề được phép thông qua khoang đệm có áp suất không khí dương khi có cháy hoặc qua màn nước phía trên lỗ cửa từ phía gara ô-tô. Trong nhà nhóm F5 hạng A hoặc B, lối ra hành lang tầng từ các gian phòng hạng A hoặc B phải đi qua khoang đệm luôn luôn có áp suất không khí dương khi có cháy.

– Hệ thống tạo áp suất không khí dương được thiết kế theo quy định tại Mục D.11 và Mục D.12 QCVN 06:2022/BXD phải đảm bảo duy trì áp suất dương từ 20 Pa đến 50 Pa khi có cháy.

– Không bố trí các miệng xả áp từ buồng thang, khoang đệm ra khu vực hành lang chung để điều chỉnh áp suất của hệ thống tạo áp suất dương trong buồng thang, khoang đệm.

– Trong các hệ thống tăng áp cho buồng thang cao từ 05 tầng trở lên, khoảng cách giữa các điểm cấp gió không được vượt quá 2 tầng.

– Các quạt đẩy có thể được lắp đặt tại các vị trí sau: Trong các gian phòng không có các loại quạt khác, với giới hạn chịu lửa của kết cấu bao che không thấp hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với các kết cấu giao cắt với đường ống; Trong phạm vi một khoang cháy: trong các gian phòng chứa hệ thống cấp không khí vào của hệ thống thông gió chung nếu thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế, hoặc lắp đặt trực tiếp trong các buồng thang bộ, hành lang và các khoang đệm ngăn cháy; Trên mái và ngoài nhà, với kết cấu bao che tránh sự tiếp cận của người lạ.

– Các đường ống và kênh dẫn phải được chế tạo từ vật liệu không cháy (bao gồm cả các lớp bọc phủ cách nhiệt và bảo vệ chịu lửa của ống), có độ kín cấp B; các van ngăn cháy thường đóng trong các kênh cấp không khí vào khoang đệm ngăn cháy phải có giới hạn chịu lửa bảo đảm theo quy định tại Mục D.14 QCVN 06:2022/BXD. Không yêu cầu giới hạn chịu lửa đối với các đường ống nằm trong kênh hoặc giếng kỹ thuật được bao che bởi các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa tương đương theo quy định. Không yêu cầu giới hạn chịu lửa đối với van ngăn cháy thường đóng trong các đường ống cấp không khí vào nằm trong kênh hoặc giếng kỹ thuật được bao bởi các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa tương đương theo quy định. Đối với các nhà thuộc nhà phụ lục A.2 giới hạn chịu lửa của đường ống phải bảo đảm theo quy định của Mục A.2.29.11 QCVN 06:2022/BXD.

– Các thiết bị của hệ thống cấp không khí chống khói, không phụ thuộc vào cơ chế hoạt động (tự nhiên hoặc cưỡng bức), phải được dẫn động (kích hoạt) tự động (từ tín hiệu báo cháy tự động hoặc từ thiết bị chữa cháy tự động) và dẫn động (kích hoạt) từ xa (từ phòng trực điều độ của nhà, hoặc phòng trực chống cháy hoặc từ các nút bấm được đặt trên lối thoát nạn hoặc trong các tủ báo cháy. Các nút bấm này phải được bố trí sao cho con người có thể dễ dàng kích hoạt).

– Việc điều khiển thiết bị và cơ cấu vận hành của hệ thống bảo vệ chống khói phải được thực hiện bằng cả chế độ tự động (từ hệ thống phát hiện cháy) và điều khiển từ xa (từ bàn điều khiển của kíp trực của nhân viên điều độ và từ các nút bấm bố trí ở các lối ra thoát nạn của các tầng hoặc ở các tủ chữa cháy). Trong tất cả các kịch bản về tình huống nguy hiểm cháy, phải ngắt các hệ thống thông gió và điều hòa không khí thông thường (không được sử dụng ở chế độ bảo vệ chống khói), và mở ngay hệ thống hút xả khói và cấp khí vào cho bảo vệ chống khói đối với các nhà thuộc nhà phụ lục A.2 của QCVN 06:2022/BXD.

– Các quạt tăng áp phải được cấp điện ưu tiên từ tối thiểu hai nguồn độc lập (một nguồn điện lưới và một nguồn máy phát điện dự phòng). Điện cấp cho hệ thống chống tụ khói cho các nhà thuộc phụ lục A.2 của QCVN 06:2022/BXD phải duy trì hoạt động trong thời gian không ít hơn 3 h.

 

2.7.10 Về bố trí công năng

Phụ lục H Quy định tại Phụ lục H được điều chỉnh tăng diện tích khoang cháy cho phép lớn nhất so với quy định trước đây.
H.1 – Nhà ở và ký túc xá kiểu căn hộ

 

– Ký túc xá dạng căn hộ được hiểu tương tự như nhà ở căn hộ, nghĩa là các phòng công năng phụ trợ cho sinh hoạt (tắm giặt, vệ sinh, bếp) nằm trong căn hộ khép kín.

– Ký túc xá dạng thông thường được xếp vào nhóm nhà công cộng (mục H.2).

H.2 – Nhà công cộng

H.2.1 – Qui định chung

– Số tầng trong các nhà công cộng được tính bằng số các tầng trên mặt đất không kể tầng kỹ thuật trên cùng, khác với quy định về số tầng nhà tại 1.4.50

– Các nhà công cộng không có quy định riêng tại H.2.2 đến H.2.12 thì thực hiện theo quy định tại H.2.1.

H.2.4 Lưu ý các cơ sở trẻ em khác có quy định tại H.2.12
H.2.5 Cần tuân thủ các quy định bổ sung đối với các nhà nhóm này và các yêu cầu nêu tại H.2.12
H.2.8 – Trong các nhà ga sân bay có bậc chịu lửa I, II, cho phép sử dụng màn nước để ngăn chia khoang cháy (không sử dụng màn nước để ngăn cháy giữa các công năng khác nhau);

– Khi nhà ga sân bay có bậc chịu lửa I thì diện tích khoang cháy cho phép tăng lên đến 10.000 m2 và được sử dụng màn nước để phân chia khoang cháy;

– Khi nhà ga sân bay có bậc chịu lửa I, cấp nguy hiểm cháy S0 và có trang bị hệ thống chữa cháy tự động thì không quy định về diện tích khoang cháy.

H.2.9, H.2.10, H.2.11 Nhà hoặc phần nhà nêu trên chỉ được phép bố trí đến chiều cao PCCC tương ứng quy định trong H.2.9, H.2.10, H.2.11.
H.2.12 – Trong các nhà tại H.2 có bậc chịu lửa I và II và cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, khi toàn nhà có trang bị hệ thống chữa cháy tự động thì diện tích khoang cháy được phép tăng lên không quá 2 lần;

– Trong các nhà ga hành khách và các nhà hay phòng có công năng tương tự với không gian rộng lớn (trung tâm thương mại, sảnh thông tầng)

– Tổng sức chứa của các gian phòng đặt trên cùng một tầng không được vượt quá giá trị cho phép trong bảng H.8 (trừ trường hợp các gian phòng đặt ở các khoang cháy khác nhau).

H.3 Các nhà hành chính – phụ trợ của cơ sở công nghiệp tùy theo công năng để xem xét tương ứng với quy định tại H.2
H.4.1 – Chiều cao nhà theo Bảng H.9 được tính từ sàn tầng 1 đến trần tầng trên cùng, bao gồm cả tầng kỹ thuật; khi trần nhà có cao độ thay đổi thì lấy giá trị cao độ trung bình. Khi xác định số tầng nhà thì chỉ tính các tầng trên mặt đất. Không quy định chiều cao nhà một tầng có cấp nguy hiểm cháy S0 và S1

– Khi trang bị chữa cháy tự động toàn nhà cho nhà sản xuất, cho phép tăng gấp 2 lần các diện tích sàn trong phạm vi một khoang cháy quy định tại Bảng H.9, trừ nhà có bậc chịu lửa IV và V

Các nhà sản xuất hạng C, từ hai tầng trở lên, nếu muốn vượt khỏi quy định về giới hạn chiều cao và diện tích khoang cháy trong bảng H.9 thì có thể thiết kế theo NFPA 5000, nhưng phải tuân thủ điều kiện là giới hạn chịu lửa của kết cấu không thấp hơn quy định của bậc chịu lửa I.

– Không quy định chiều cao của nhà một tầng có cấp nguy hiểm cháy S0 và S1.

H.4.2 – Không quy định chiều cao của nhà một tầng có cấp nguy hiểm cháy S0 và S1
H.5 – Chiều cao nhà trong bảng này được tính từ sàn tầng 1 đến trần tầng trên cùng, bao gồm cả tầng kỹ thuật; với trần nhà có cao độ thay đổi thì lấy giá trị cao độ trung bình. Khi xác định số tầng nhà thì chỉ tính các tầng trên mặt đất. Không quy định chiều cao nhà một tầng có bậc chịu lửa I, II, III và cấp nguy hiểm cháy S0. Chiều cao nhà một tầng có bậc chịu lửa IV và cấp nguy hiểm cháy S0, S1 không được lớn hơn 25 m, đối với cấp S2, S3 – không lớn hơn 18 m (tính từ mặt sàn đến mép dưới của kết cấu chịu lực mái tại vị trí gối đỡ).

– Đối với các nhà kho hạng C, E, trong trường hợp nhà bậc chịu lửa I, cấp S0 vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chiều cao hoặc diện tích khoang cháy phù hợp với quy mô cần thiết, cho phép áp dụng đồng bộ tiêu chuẩn NFPA 5000 phiên bản mới nhất hoặc tiêu chuẩn tương đương để xác định chiều cao và diện tích lớn nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu kiện nhà và các điều kiện khác. Giới hạn chịu lửa của kết cấu, cấu kiện nhà trong trường hợp này không được thấp hơn quy định trong Bảng 4 đối với nhà có bậc chịu lửa I.

H.5.5 Nhà lưu giữ được hiểu là nhà lưu trữ tài liệu, giấy tờ, hiện vật.
H.6 – Xem lưu ý về cách xác định diện tích khoang cháy khu vực sảnh thông tầng tại 4.35

Một số lưu ý:

– Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc hạng B dưới các gian phòng dùng cho hơn 50 người có mặt đồng thời; không bố trí các gian phòng nhóm F5 này trong các tầng hầm và tầng nửa hầm.

Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F1.1, F1.2 và F1.3 trong các tầng hầm và tầng nửa hầm.

– Trong các nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, chỉ được phép bố trí phòng hút thuốc, các siêu thị và trung tâm thương mại, quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công cộng khác nằm sâu hơn tầng hầm 1 khi có các giải pháp bảo đảm an toàn cháy bổ sung theo tài liệu chuẩn được áp dụng và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại 1.1.10.

Đối với bệnh viện và trường phổ thông, chỉ cho phép bố trí các công năng chính từ tầng bán hầm hoặc tầng hầm 1 (trong trường hợp không có tầng bán hầm) trở lên. Tầng hầm 1 là tầng hầm trên cùng hoặc ngay sát tầng bán hầm.

Tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có 1 lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với các không gian xung quanh bằng tường ngăn cháy loại 2. Các cửa đi phải là loại có cơ cấu tự đóng.

– Nhà (có chiều cao PCCC từ trên 50 m đến 150 m) thuộc nhóm F1.2, F4.2, F4.3 và nhà hỗn hợp:

+ Không cho phép bố trí các gian phòng có nguy hiểm cháy nổ (hạng A hoặc B) trong phạm vi của nhà;

+ Máy biến áp của các phân trạm đặt trong nhà hoặc sát cạnh nhà phải bảo đảm là loại khô hoặc chứa đầy dầu không cháy (dầu cách điện), và được đặt ở tầng 1, tầng nửa hầm, tầng hầm đầu tiên hoặc ở tầng kỹ thuật bất kỳ. Các phân trạm biến áp phải được ngăn cách bằng các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định tại A.2.24.

 

2.7.11 Về khoảng cách an toàn PCCC

Điều E.1 của QCVN 06:2022/BXD quy định để xác định khoảng cách giữa các nhà ở, nhà và công trình công cộng và bổ sung quy định so với QCVN 06:2021/BXD để xác định khoảng cách chống cháy từ các nhà ở, nhà và công trình công cộng đến nhà và công trình sản xuất, nhà kho; trong đó xác định khoảng cách phòng cháy chống cháy đối với gara để xe tương tự như đối với nhà kho, đối với nhà hành chính – phụ trợ trong các cơ sở công nghiệp – tương tự như nhà công cộng. Bảng E.1 ngoài việc xác định theo bậc chịu lửa còn bổ sung việc xác định theo cấp nguy hiểm cháy kết cấu

– Điều E.3 quy định về khoảng cách theo đường ranh giới khu đất để xác định tỉ lệ diện tích tường ngoài không được bảo vệ chống cháy và giới hạn chịu lửa của tường ngoài theo nguyên tắc:

+ Nếu xác định được nhà, công trình lân cận có sẵn thì xác định khoảng cách theo nhà, công trình đó;

+ Nếu lân cận là bãi đất trống thì xác định khoảng cách theo đường ranh giới của khu đất xây dựng.

– Điều E.3.2 quy định về cách xác định khoảng cách theo đường ranh giới tới khu đất liền kề hoặc tới đường trung tuyến của đường giao thông tiếp giáp, hoặc tới một đường quy ước giữa tường ngoài của các nhà liền kề trong cùng một khu đất.

– Khi tuân thủ Điều 4.32, 4.33 thì căn cứ vào khoảng cách đến đường ranh giới khu đất để xác định giới hạn chịu lửa của tường ngoài theo Bảng E.3 và xác định tỉ lệ tổng diện tích lớn nhất của các lỗ mở không được bảo vệ chống cháy so với tổng diện tích bề mặt tường đối diện với đường ranh giới theo Bảng E.4a và E.4b

– Tại Bảng 4 quy định chung về giới hạn chịu lửa của tường ngoài không chịu lực; Chú thích 6 của Bảng 4 và E.3 là quy định chi tiết để làm rõ cho quy định tại Bảng 4. Do đó:

+ Khi tường ngoài không chịu lực của công trình bảo đảm quy định tại E.3 được hiểu là bảo đảm quy định của Bảng 4.

+ Chú thích 6 của Bảng 4 là một trường hợp riêng quy định về tường ngoài không chịu lực, áp dụng cho quy định về ngăn cháy lan theo mặt ngoài (được viện dẫn tại Điều 4.33.4

kỹ sư cấp nước chữa cháy tại hiện trường
kỹ sư cấp nước chữa cháy tại hiện trường

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0983016201
challenges-icon chat-active-icon