Tổ liên gia an toàn PCCC nên dùng thiết bị báo cháy nào?

Phương tiện PCCC trong tổ liên gia

Gần đây, UBND các phường/xã trên toàn quốc đang quyết liệt xây dựng mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”.  Mô hình này được xây dựng nhằm tăng cường nhận thức về công tác bảo đảm an toàn PCCC&CNCH tại các hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, từ đó nâng cao trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC và thực hiện hiệu quả phường châm “4 tại chỗ” trong công tác PCCC.

Người dân tự nguyện tham gia các tổ liên gia và được hướng dẫn xây dựng quy chế hoạt động của tổ liên gia, đồng thời trang bị các phương tiện PCCC và CNCH cơ bản.  Trong đó thường sẽ bao gồm:

  1. Mỗi hộ trang bị ít nhất một bình chữa cháy xách tay và tối thiểu 01 dụng cụ phá dỡ
  2. Mỗi hộ lắp đặt 01 chuông báo cháy tại tầng 1 và nút nhấn báo cháy tại vị trí thích hợp trong và ngoài nhà. Nút nhấn và chuông báo cháy của các gia đình trong tổ liên gia được liên kết với nhau (bảo đảm khi ấn bất cứ nút ấn nào thì toàn bộ chuông của các hộ gia đình cùng kêu).
  3. Các thành viên trong hộ gia đình cài đặt và sử dụng thành thạo APP báo cháy trên điện thoại, trong đó lưu ý cập nhật danh sách thành viên trong “Tổ liên gia” để sử dụng tính năng “Tôi an toàn”, thông báo an toàn khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố.

Vì là mô hình thí điểm nên, ở mỗi địa phương, người dân trong tổ liên gia lại lựa chọn các thiết bị báo cháy khác nhau để lắp đặt.  Chúng tôi xin tổng hợp lại 5 mô hình báo cháy được sử dụng nhiều nhất trên toàn quốc và phân tích các ưu – nhược điểm như sau.

Mô hình 1:  Sử dụng chuông và nút nhấn báo cháy thông thường – kết nối bằng dây cáp điện 

Mỗi hộ dân trong mô hình này được lắp đặt 1 bộ chuông và nút nhấn kết nối với nhau.  Khi 1 nhà bấm nút báo cháy thì tất cả chuông được gắn ở các hộ còn lại sẽ đồng loạt kêu để người dân
xung quanh kịp thời xử lý và hỗ trợ dập tắt đám cháy.

Mô hình này có ưu điểm là chi phí thấp (chỉ khoảng 600,000 VNĐ/hộ cho thiết bị báo cháy), nhưng vì đây không phải là mô hình thiết bị báo cháy tự động nên tồn tại một số nhược điểm lớn.

1. Các đám cháy thường diễn ra vào những thời điểm chủ nhà đi vắng, không có mặt tại các khu vực xảy ra cháy hoặc khi đang ngủ dẫn đến việc không phát hiện kịp thời. Đến khi phát hiện thì đám cháy đã lan rộng, lỡ mất 5 phút vàng chữa cháy và thao tác nhấn nút cảnh báo bằng chuông khi đám cháy đã bùng phát lớn để hỗ trợ ứng cứu không còn nhiều ý nghĩa.

2. Đối với đa số hộ dân sẽ xảy ra vấn đề hoảng loạn về tâm lý khi có cháy. Theo phản xạ trước tiên người dân sẽ tập trung chữa cháy dẫn tới việc không bấm nút cảnh báo kịp thời.

3. Trong trường hợp xảy ra cháy tại các khu vực lối đi dẫn tới vị trí nút bấm cảnh báo cháy, người dân sẽ không thể tiếp cận được vị trí nút bấm. Thường gặp, trong hầu hết nhà ở kết hợp kinh doanh, tại tầng 1 có chứa nhiều hàng hóa dễ bắt cháy khi xảy ra cháy việc di chuyển tới khu vực có lắp đặt nút bấm rất khó thực hiện.

4. Việc kết nối giữa các nhà không phải ở đâu cũng thực hiện được. Thêm vào đó, việc đi dây dẫn trong nhà và ngoài nhà gây bất tiện cho sinh hoạt – kinh doanh vì quá trình thi công đòi hỏi phải cắt đục tường để đi ống luồn và dây dẫn tín hiệu.  Công tác trám vá, sơn bả, ốp lát để hoàn trả mặt bằng cũng không dễ thực hiện, gây mất thẩm mỹ.

5. Khi mất điện lưới hoặc đứt dây trong đám cháy thì hệ thống không thể hoạt động được.

Mô hình 2: Sử dụng chuông và nút nhấn có dây thông thường – Kết nối không dây với điện thoại thông qua F-com

Để khắc phục nhược điểm thứ 4 của Mô hình 1, một số địa phương sử dụng một module không dây để kết nối các hộ gia đình trong tổ liên gia.  Như vậy, mỗi nhà sẽ trang bị một chuông báo cháy, một nút nhấn trong nhà và một nút nhấn báo cháy ngoài nhà.  Ba thiết bị này được kết nối với một module không dây, sử dụng bộ chuyển đổi nguồn từ 220V sang 24V và một bộ pin dự phòng.  Khi nút nhấn ở bất cứ hộ gia đình nào được kích hoạt, module không dây sẽ gửi thông báo về bộ truyền tin cảnh báo cháy F-com và từ đó kích hoạt chuông báo cháy ở tất cả các hộ gia đình trong tổ liên gia.  Thiết bị truyền tin báo cháy – báo sự cố Fcom có thể đặt ở bất kỳ nhà nào trong tổ.

Mô hình tổ liên gia an toàn pccc sử dụng F-com phương án 2

Mô hình 3: Trang bị thiết bị báo cháy cục bộ không dây trong tổ liên gia – Báo cháy qua điện thoại

Để hệ thống có thể tự động phát hiện cháy mà không cần chờ con người bấm nút thủ công, một số địa phương sử dụng mô hình số 3.

Thiết bị báo cháy cục bộ
Thiết bị báo cháy cục bộ

Trong đó mỗi ngôi nhà lắp 01 hoặc nhiều đầu báo khói / nhiệt không dây. Các thiết bị báo cháy thông minh này có thể tự động phát hiện khói / nhiệt bất thường, kể cả khi chủ nhà đang ngủ hoặc vắng nhà.  Tín hiệu cảnh báo sẽ được tự động phát đến từng nhà trong tổ liên gia.  Trên đầu báo khói không dây này có tích hợp sẵn đèn LED và loa còi để đồng thời phát tín hiệu cảnh báo cháy bằng ánh sáng và âm thanh.  Tín hiệu cảnh báo cũng đồng thời được chuyển đến thiết bị truyền tin báo cháy F-com. Fcom sẽ thực hiện cuộc gọi điện thoại tới tất cả các số điện thoại được cài đặt trong danh sách tổ liên gia để thông  báo sự cố cháy.

 

Mô hình tổ liên gia an toàn PCCC sử dụng đầu báo khói nhiệt liên động cục bộ

Mô hình 4: Lắp đặt mạng báo cháy cục bộ không dây – kết nối truyền tin báo cháy qua điện thoại

Đây là mô hình có nhược điểm là chi phí đầu tư lớn hơn các phương án lắp đặt hệ thống báo cháy khác.  Tuy nhiên, lại khắc phục được tất cả các nhược điểm của các mô hình đã đề cập ở trên.  Cụ thể, mỗi ngôi nhà trong tổ liên gia sẽ được trang bị:

Ưu điểm của hệ thống báo cháy không dây là:

  • Hệ thống báo cháy thông minh hoạt động hoàn toàn tự động, không phụ thuộc vào con người;
  • Khi nhận thông tin báo cháy, người nhận sẽ biết rõ số nhà, tên chủ nhà đang có sự cố cháy để ứng cứu nhanh nhất.  Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra nội dung âm thanh đọc rõ tên và địa chỉ nhà và chuyển vào cuộc gọi thoại tới tất cả những người liên quan đồng thời;
  • Không giống như thiết bị báo cháy kết nối bằng dây dẫn, hệ thống báo cháy không dây có thể hoạt động và cảnh báo bình thường ngay cả khi một phần của hệ thống bị huỷ hoại do hoả hoạn;
  • Trong trường hợp mất điện (thường xảy ra khi có sự cố cháy), hệ thống có bộ pin lưu điện đảm bảo hoạt động ổn định trong 24 giờ tiếp theo;
  • Tình trạng hoạt động của thiết bị được thể hiện trong APP báo cháy trên điện thoại di động.  Người dùng luôn kiểm soát được trạng thái của hệ thống để có thể tiến hành bảo trì, vệ sinh, thay pin khi cần thiết.

Lưu ý:

  • Trong mô hình này không cần lắp Tủ trung tâm báo cháy không dây WCP-1.  Các đầu báo cháy không dây sẽ kết nối tới hộp tổ hợp và chuyển tín hiệu về xử lý tại Thiết bị truyền tin báo cháy F-com.  Tuy nhiên, nếu chủ hộ gia đình muốn lắp đặt thêm Trung tâm báo cháy không dây, hoàn toàn có thể lắp thêm và dễ dàng cấu hình, cài đặt, cũng như kết nối với các thiết bị ngoại vi khác như quạt tăng áp hay thang máy.
Phương án sử dụng tổ hợp còi đèn và đầu báo không dây cho tổ liên gia PCCC
Phương án sử dụng tổ hợp còi đèn và đầu báo không dây cho tổ liên gia PCCC

Thiết bị truyền tin báo cháy F-com là gì?

F-COM là một thiết bị truyền tin báo cháy và báo sự cố, có chức năng giám sát các đầu báo khói/nhiệt liên động không dây trong mạng cục bộ thông qua ứng dụng điện thoại. Khi có tín hiệu báo cháy, thiết bị này sẽ gửi thông tin về sever sau đó gửi thông báo tới người dùng qua ứng dụng đồng thời gọi điện đến số điện thoại được đăng ký .

  • Sử dụng nguồn 24VDC.
  • Kết nối mạng qua Wifi, LAN, 3G
  • Tích hợp sẵn bộ còi đèn kết hợp
  • Ngõ ra điều khiển tiếp điểm khô NO/NC
  • Kết nối lên đến 50 đầu báo liên động không dây

Người dùng có thể cài đặt cấu hình hoạt động, quản lý thiết bị, đặt tên và địa chỉ cho từng đầu báo thông qua App báo cháy trên điện thoại. Ngoài ra, người dùng cũng có thể chia sẻ, cấp quyền truy cập cho những người liên quan tới hệ thống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0983016201
challenges-icon chat-active-icon