Tư vấn thiết kế và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy

Để thể hiện sự biết ơn chân thành đối với sự tin cậy và ủng hộ của người tiêu dùng trên cả nước, FireSmart trân trọng dành tặng chương trình miễn phí tư vấn cho khách hàng cần thiết kế – lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy trong năm 2024

 

Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những gì

Trong các công trình dân dụng và công nghiệp, một hệ thống PCCC điển hình sẽ gồm có các thành phần:  hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy bằng họng nước vách tường, phương tiện chữa cháy xách tay, hệ thống đèn chỉ hướng thoát nạn và chiếu sáng sự cố.

Trong những công trình đặc thù, hệ thống phòng cháy và chữa cháy có thể gồm các thành phần khác, phức tạp hơn như:  hệ thống chữa cháy bằng khí, hệ thống chữa cháy bằng nước tự động (sprinkler), thiết bị báo cháy kiểu hút, đầu báo tia chiếu, hệ thống chữa cháy bằng bọt foam …

Đối với các nhà dưới 5 tầng, TCVN 3890 về trang bị phương tiện PCCC trong nhà và công trình cho phép sử dụng thiết bị báo cháy cục bộthiết bị chữa cháy dạng đóng gói để giảm chi phí đầu tư và chi phí lắp đặt, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả báo và chữa cháy.

 

Thiết kế hệ thống PCCC có những nội dung gì

Công việc thiết kế đòi hỏi kỹ sư PCCC phải xem xét và đánh giá rất nhiều hạng mục liên quan, bao gồm cả thiết kế phần kiến trúc, kết cấu.  Thông thường, khi bắt tay vào công việc thiết kế, các kỹ sư sẽ tham khảo bộ Tiêu chuẩn Việt Nam 5738:2021, tiêu chuẩn TCVN 3890:2023 và Quy chuẩn 06 về an toàn cháy cho nhà và công trình.  Ngoài ra, cũng có thể tham khảo nội dung hướng dẫn đối chiếu khi thẩm duyệt của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC.

Mục tiêu của công việc thiết kế hệ thống PCCC là:

  • Nắm bắt tất cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy mô công trình cần thiết kế.
  • Lập bản vẽ thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy
  • Lập hồ sơ thuyết minh giải pháp thiết kế
  • Lập dự toán và thuyết minh lựa chọn thiết bị
  • Đưa ra các kiến nghị và yêu cầu điều chỉnh đối với hạng mục kiến trúc – kết cấu nếu có.
  • Phối hợp bản vẽ với các bộ môn khác như điện – nước – điện nhẹ để đảm bảo sơ đồ bố trí thiết bị và không gian thi công lắp đặt.
  • Lập danh mục hồ sơ cần chuẩn bị cho chủ đầu tư trong suốt quá trình từ khâu chuẩn bị đầu tư – trong quá trình thi công – và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

Nhà / công trình như thế nào thì cần phải thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy?

Loại 1 – bắt buộc:  công trình nằm trong danh sách quy định tại Phụ lục III – Nghị định 136/2020/NĐ-CP

Các công trình loại này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.  Thường gặp là các công trình cao từ 7 tầng trở lên, hoặc có khối tích lớn hơn 5000 m3. cũng có những công trình thấp tầng hoặc thể tích nhỏ được đưa vào danh sách này.  Ví dụ như: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

Loại 2 – không bắt buộc phải thẩm duyệt – nhưng phải lắp hệ thống báo cháy tự động hoặc thiết bị báo cháy cục bộ

Là các công trình nằm trong diện quy định tại Phụ lục A – TCVN 3890:2023.  Điểm đáng chú ý trong tiêu chuẩn này là một số công trình dưới 5 tầng được phép lắp đặt thiết bị báo cháy cục bộ thay vì hệ thống báo cháy đầy đủ.  Điều này giúp giảm chi phí đầu tư cho chủ sở hữu công trình.

Cần kiểm tra đối chiếu với các tiêu chuẩn về hệ thống chữa cháy sprinkler hệ thống chữa cháy dạng đóng gói để lựa chọn phải pháp chữa cháy phù hợp và tiết kiệm chi phí.

Wireless fire alarm system from FireSmart

 

Hồ sơ thẩm duyệt PCCC gồm những gì

Để đảm bảo đưa công trình vào vận hành an toàn, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tài sản, cơ quan quản lý nhà nước cần phải phê duyệt thiết kế hệ thống PCCC của một số loại hình công trình trước khi tiến hành xây dựng.

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.” – Trích dẫn:  Nghị định 136/2020/NĐ-CP

 

Một bộ hồ sơ cơ bản gồm có các tài liệu như sau:

  • Công văn đề nghị thẩm duyệt theo mẫu;
  • giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
  • Dự toán xây dựng công trình;
  • Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
hồ sơ thẩm duyệt thiết kế pccc
hồ sơ thẩm duyệt thiết kế pccc

Lắp đặt hệ thống PCCC gồm những công việc gì?

Khi triển khai thi công lắp đặt hạng mục phòng cháy chữa cháy, các kỹ sư cần thực hiện công việc theo trình tự cơ bản như sau:

Công tác chuẩn bị:

  • Đọc hiểu bản vẽ hạng mục phòng cháy và các hạng mục liên quan như kiến trúc, kết cấu, điện, nước …
  • Tìm hiểu tính năng, thông số kỹ thuật của các loại vật tư, thiết bị được nhắc đến trên bản vẽ, thuyết minh thiết kế và dự toán
  • Tìm hiểu bảng tổng tiến độ thi công của công trình để sắp xếp cung ứng vật tư, nhân sự phù hợp
  • Kiến nghị với Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và các bên liên quan nếu có vấn đề gì chưa rõ hoặc cần điều chỉnh

Công tác thi công:

  • Dựa trên bản vẽ đã được thẩm duyệt, lập bản vẽ thi công chi tiết (shop-drawings) và lấy chữ ký xác nhận của các bên liên quan
  • Lập kế hoạch, tiến độ thi công và sắp xếp nhân sự, đưa vật tư, thiết bị tới công trình;
  • Lập phương án an toàn, vệ sinh môi trường;
  • Lên kế hoạch nghiệm thu các hạng mục bị che khuất, nghiệm thu từng phần
  • Lập bản vẽ hoàn công và bảng khối lượng thanh toán theo tiến độ thi công
  • Phối hợp với Cảnh sát PCCC&CNCH khi kiểm tra công trình trong quá trình thi công.
thực hiện công tác kiểm tra trước khi mời cảnh sát PCCC đến nghiệm thu
thực hiện công tác kiểm tra trước khi mời cảnh sát PCCC đến nghiệm thu

 

Nghiệm thu hạng mục phòng cháy chữa cháy và những vấn đề cần lưu ý

Sau khi hoàn thành công tác thi công, chạy thử đơn động và liên động, nhà thầu và tư vấn giám sát cần phối hợp nghiệm thu nội bộ trước khi nghiệm thu chính thức với Cơ quan công an địa phương.

Thủ tục nghiệm thu gồm có các nội dung cơ bản như sau:

  • Gửi giấy mời nghiệm thu theo mẫu tới Cảnh sát PCCC&CNCH địa phương
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ, bao gồm:

a) Bản sao giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt;

b) Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

c) Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy chữa cháy;

d) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;

đ) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy chữa cháy của công trình;

e) Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan;

g) Bản sao giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống.

Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

nội quy và diễn tập phòng cháy chữa cháy tại chung cư mini

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn thiết kế miễn phí hệ thống phòng cháy chữa cháy và nhận báo giá lắp đặt cạnh tranh nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0983016201
challenges-icon chat-active-icon