Hướng dẫn lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các tòa nhà và công trình. Hệ thống báo cháy giúp phát hiện và cảnh báo sớm về nguy cơ cháy nổ, từ đó giúp người dùng có thời gian phản ứng và ứng phó kịp thời. Việc lắp đặt hệ thống báo cháy tự động đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận và tuân thủ các quy định kỹ thuật để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của hệ thống.

Các bước lắp đặt hệ thống báo cháy tự động cơ bản

Báo cháy tự động

Bước 1: Kiểm tra bản vẽ, lên phương án thi công

– Kiểm tra yêu cầu, phương án báo cháy tự động của chủ đầu tư.

– Kiểm tra tính toán số lượng thiết bị tổng thể trên bản vẽ và số lượng cho từng Zone hoặc từng Loop.

– Các kết nối, giao tiếp với các thiết bị khác (PA, Thang Máy, quạt tạo áp…).

-Tính toán dung lượng ắc quy (thời gian hoạt động sau khi mất điện – thông thường 1 giờ bình thường và 5 phút báo cháy).

– Tính toán nguồn sử dụng cho các thiết bị (chuông đèn còi…) các thiết bị ngoại vi bao gồm các thiết bị điều khiển nếu có, nếu không đủ thì phải sử dụng bộ nguồn phụ cho trung tâm báo cháy.

– Lên phương án đi dây sao cho tối ưu nhất (mạch vòng và mạch nhánh).

Bước 2: Lắp đặt các thiết bị báo cháy tự động

Lắp đặt và cài đặt tủ trung tâm

Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống, nó quyết định đến chất lượng của hệ thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động có khả năng nhận và xử lý tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc tín hiệu sự cố kỹ thuật. Trong các trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến các nơi báo cháy. Có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch…

Đầu báo khói 

Được lắp đặt với chức năng giám sát trực tiếp các hoạt động, dấu hiệu khói, cháy báo về trung tâm để xử lý. Thời gian đầu báo khói nhận và truyền tín hiệu không quá 30s. Mật độ môi trường là 15% – 20% nếu nồng độ khói trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép (15% – 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm để xử lý sự cố.

Công tắc khẩn

Được lắp đặt tại các nơi dễ thấy như hành lang, cửa ra vào, cầu thang để dễ sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo công tắc khẩn để báo động khẩn cấp cho mọi người đang trong khu vực xảy ra sự cố phát hiện và xử lý.

Còi báo cháy

Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, cầu thang hoặc nơi đông người…nhằm báo động cho những người xung quanh biết và xử lý sự cố kịp thời.

Báo cháy tự động

Bước 3: Kiểm tra hoàn thành

Kiểm tra hoạt động

  • Kích hoạt báo cháy ở một số khu vực kiểm tra tên hiển thị tín hiệu chuông.
  • Kích hoạt thử các thiết bị đầu vào có tác động đến ngõ ra đã lập trình trước, kiểm tra các ngõ điều khiển.
  • Kiểm tra các lỗi có thể phát sinh trên tủ.

Chạy thử toàn bộ hệ thống báo cháy tự động và bàn giao

  • Sau khi hệ thống báo cháy tự động chạy thử sẽ test điểm các đầu báo khói để kiểm soát và làm quen tình trạng hoạt động của hệ thống.
  • Bàn giao và hướng dẫn lại cho nhân viên phụ trách tại đơn vị để quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống.

>>>>Xem thêm: báo cháy không dây

Kết luận

Báo cháy tự động

Việc lắp đặt hệ thống báo cháy tự động là một công việc phức tạp và yêu cầu sự am hiểu về cả thiết bị và quy định kỹ thuật. Do đó, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia và nhà cung cấp uy tín là điều cần thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả. Qúy khách liên hệ hotline: 0983016201 để được tư vấn miễn phí và mua thiết bị báo cháy Firesmart nhé.

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BÁO CHÁY FIRESMART

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà HH2 Bắc Hà, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà máy sản xuất:  Đường CN9, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0983.016.201 

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0983016201
challenges-icon chat-active-icon