Thiết bị báo cháy trong nhà ở gia đình giá bao nhiêu?
Giá một bộ báo cháy tự động phụ thuộc vào số lượng phòng trong nhà, mỗi phòng cần lắp ít nhất một đầu báo khói hoặc một đầu báo nhiệt. Mỗi đầu báo khói bảo vệ được 80 m2, đầu báo nhiệt bảo vệ được 50 m2 nếu lắp đặt ở vị trí cao tới 3.5m.
Giả sử nhà bạn có 4 tầng và 6 phòng, như vậy bạn cần 6 đầu báo cháy và chi phí là:
- Nếu lắp đặt thiết bị báo cháy cục bộ không dây: 6 x 950k = 5.7 triệu (Loại tốt nhất trên thị trường, đã được kiểm định và dán tem cảnh sát PCCC)
- Nếu lắp đặt thiết bị báo cháy có dây truyền thống: 6 x 300k = 1,8 triệu (Loại này bắt buộc phải có thêm tủ trung tâm báo cháy và hộp chuông đèn có giá 6 triệu) Tổng chi phí nếu sử dụng thiết bị báo cháy có dây cổ điển là 6.8 triệu đồng.

Tôi nên chọn thiết bị báo cháy không dây hay có dây truyền thống?
Nếu chọn thiết bị báo cháy không dây, hãy chắc chắn rằng thiết bị đó kết nối với nhau bằng sóng radio giữa các đầu báo. Và chúng có thể liên kết với nhau trong mọi tình huống mà không cần một loại thiết bị nào khác bên ngoài hệ thống thiết bị báo cháy.
Nhiều thiết bị báo cháy không dây giá rẻ sử dụng sóng WIFI trong nhà để kết nối. Trong trường hợp có sự cố cháy, điện sẽ bị ngắt và WIFI mất tín hiệu, lúc đó các đầu báo cháy sẽ không hoạt động hiệu quả nữa.
Cả hai loại có chất lượng và độ tin cậy như nhau nếu đã được Cảnh sát PCCC kiểm tra và dán tem kiểm định chất lượng. Người tiêu dùng cần phải sử dụng điện thoại để quét mã QR trên tem sản phẩm để biết rõ nguồn gốc, xuất xứ và giấy chứng nhận kiểm định chất lượng.
Tuỳ theo quy mô và địa hình của ngôi nhà mà chúng ta chọn loại thiết bị báo cháy nào.
Tôi nên chọn lắp đầu báo khói hay đầu báo nhiệt?
Tuỳ theo khu vực cần bảo vệ mà chúng ta chọn loại đầu báo nào. Tại các khu vực như nhà bếp, phòng thờ … nơi thường xuyên có lửa hoặc nhiệt độ cao, chúng ta nên chọn đầu báo nhiệt để bảo vệ. Những phòng còn lại trong nhà thì nên lắp đầu báo khói.
Một đầu báo nhiệt sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo khi nhiệt độ trong phòng tăng lên tới ngưỡng 54 độ C hoặc gia tăng bất thường hơn 8 độ C trong vòng 1 phút.
Một đầu báo khói sẽ phát ra cảnh báo cháy khi nồng độ khói trong không khí vượt trên ngưỡng 6%.
Trên cả hai loại đầu báo này đều đã tích hợp chuông cảnh báo có âm lượng 90 dB nên chúng ta không cần lắp thêm chuông báo cháy khác nữa.

Thiết bị báo cháy chạy pin được bao lâu thì phải thay?
Trên thiết bị báo cháy, báo khói do FireSmart sản xuất có tích hợp sẵn một quả pin loại được bán phổ biến ở các tiệm tạp hoá.
Quả pin này đủ để đầu báo khói/nhiệt hoạt động liên tục trong 3 năm. Sau ba năm, trước khi hết pin 2 tháng, đầu báo sẽ phát ra tiếng kêu tíc tíc ngắt quãng liên tục và ánh sáng đèn LED màu vàng để báo hiệu cần thay pin.
Thiết bị báo cháy có thông báo về điện thoại được không?
Mỗi đầu báo khói, đầu báo nhiệt hay tủ trung tâm báo cháy thường không có khả năng gọi điện hay tin nhắn thông báo đến điện thoại của người dùng khi có cháy.
Để thực hiện việc này, người dùng cần lắp thêm một thiết bị truyền tin báo cháy để gọi điện thoại thông báo cho chủ nhà ngay khi có sự cố. Thiết bị này thường được gọi tên là F-COM.
Trong thiết bị có sẵn một SIM 3G, giúp cho hoạt động của thiết bị không phụ thuộc vào mạng wifi sẵn có trong nhà.
Chi phí duy trì SIM điện thoại này tuỳ thuộc quy định của từng nhà mạng viễn thông, tuy nhiên thường không vượt quá 30k/ tháng.
Khi có sự cố, thiết bị truyền tin báo cháy F-com có thể gọi thông báo đồng thời đến 20 số điện thoại do người dùng cài đặt sẵn. Chúng ta có thể cài đặt số lượng số điện thoại không giới hạn. Nếu nhiều hơn 20 số, thiết bị sẽ gọi lần lượt từng nhóm 20 số cho đến khi hết danh sách.

Chuông báo cháy giá bao nhiêu?
Chuông báo cháy thường có mức giá dao động từ 150k đến 250k tuỳ loại. Được dùng phổ biến hiện này là Chuông báo cháy FireSmart, có mức giá 180,000 đồng.
Chuông báo cháy không tự hoạt động độc lập được, chúng cần phải kết nối đến các đầu báo cháy hoặc tủ trung tâm báo cháy. Để khi có tín hiệu khói / lửa, các thiết bị này truyền thông báo đến và điều khiển chuông phát ra cảnh báo cháy.
Mỗi tầng trong nhà ở gia đình nên lắp một bộ chuông hoặc ít nhất cách mỗi tầng nên lắp một bộ.
Tương đương với chuông báo cháy, có thể chọn còi đèn báo cháy kết hợp. Thiết bị này phát ra âm thanh có âm lượng như chuông báo cháy, nhưng được tích hợp thêm đèn LED để phát cảnh báo bằng ánh sáng cho người khiếm thính.
Thiết bị báo cháy cần phải bảo trì bao lâu một lần?
Định kỳ 6 tháng một lần, bạn cần kiểm tra hoạt động của thiết bị báo cháy cục bộ trong gia đình. Nội dung kiểm tra thường bao gồm: thử hoạt động của đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đo dung lượng pin, vệ sinh buồng khói …
Để tìm hiểu kỹ hơn về cách thực hiện bảo trì định kỳ hệ thống báo cháy, vui lòng tham khảo thêm tài liệu trong phần hướng dẫn kỹ thuật trên trang web https://firesmart.vn